Chúng Ta Phải Sanh Lại: Tại sao lại đề cập loạt bài nầy và chúng ta sẽ hướng đến điều gì?

Giăng 3:1–18

1 Trong vòng người Pha-ri-si, có người tên là Ni-cô-đem, là một người trong những kẻ cai trị dân Giu-đa. 2 Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Jêsus mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được. 3 Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. 4 Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? 5 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. 6 Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. 7 Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại. 8 Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy. 9 Ni-cô-đem lại nói: Điều đó làm thể nào được? 10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi là giáo sư của dân Y-sơ-ra-ên, mà không hiểu biết những điều đó sao! 11 Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, chúng ta nói điều mình biết, làm chứng điều mình đã thấy; còn các ngươi chẳng hề nhận lấy lời chứng của chúng ta. 12 Ví bằng ta nói với các ngươi những việc thuộc về đất, các ngươi còn chẳng tin thay; huống chi ta nói những việc thuộc về trời, thì các ngươi tin sao được? 13 Chưa hề có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, ấy là Con người vốn ở trên trời. 14 Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, 15 hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. 16 Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. 17 Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. 18 Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.

Nếu quý vị tìm đến nhóm Barna trong trang web nầy , đây là một tổ chức chuyên nghiên cứu và thống kê các loại hình tôn giáo - quý vị sẽ tìm đọc được nhiều thông tin như: Cơ Đốc nhân được tái sanh cũng ly dị như những gia đình chưa tin Chúa". Trong quyển sách của Ron Sider cũng có được những thống kê tương tự, quý vị có thể tìm mua quyển sách nầy tại trang web: Vấn Nạn Trong Cộng Đồng Truyền Giáo: Tại Sao Cơ Đốc Nhân Lại Sống Như Người Thế Gian ? và trong quyển sách của Mark Regnerus Trái Cấm: Tình Dục Và Tôn Giáo Trong Đời Sống Của Thanh Thiếu Niên Ở Mỹ .

Hội thánh ở Mỹ không khác gì thế gian

Điều tôi đang đề cập ở đây rất rành mạch đó là phạm trù "tái sanh". Nhóm Barna đang sử dụng điều nầy để báo cáo lại những nghiên cứu của họ. Vì thế tiêu đề của bản báo cáo là “Cơ Đốc nhân được Tái Sanh cũng ly dị chẳng khác gì những gia đình chưa tin Chúa”. Sider sử dụng từ "Phúc Âm" nhưng lại chỉ ra cùng một vấn đề: "Chỉ có 9 phần trăm số người theo đạo Tin Lành dâng phần mười thôi. 12,000 thanh thiếu niên cam kết chờ đợi cho đến khi được kết hôn, 80% đã có quan hệ trước hôn nhân trong vòng 7 năm tới đây. 26 phần trăm các hội thánh truyền thống không nghĩ rằng việc quan hệ trước hôn nhân là sai. Các hội thánh người da trắng có nhiều khả năng hơn các nhà thờ Thiên Chúa giáo và Tin Lành truyền thống để từ chối việc có người da đen dự phần trong hội thánh".

Nói cách khác, hội thánh Tin lành truyền thống tại Mỹ rõ ràng chẳng có sự khác biệt nào với thế gian. Họ đến nhà thờ vào sáng Chúa nhật và có cái vẻ bề ngoài của tôn giáo, nhưng tôn giáo của họ cơ bản chỉ là một phần rất đỗi bình thường được thêm vào cuộc sống của ở thế gian, không hề có quyền năng biến đổi kỳ diệu nào.

Một Sai Lầm Lớn

Giờ đây, tôi muốn nói thật lớn và rõ ràng rằng khi nhóm Barna sử dụng hai từ "tái sanh" để mô tả những tín hữu tại Mỹ, là những người sống không có sự tách biệt với thế gian, phạm tội như thế gian, hy sinh một cách ít ỏi vì người khác như thế gian, chào đón sự bất công một cách dễ dàng như thế gian, tham lam như thế gian, tận hưởng các chương trình giải trí khước từ Đức Chúa Trời một cách rất hăng hái như thế gian - khi hai từ "tái sanh" được dùng để mô tả những con người tự xưng mình là Cơ Đốc nhân nầy, thì nhóm Barna đang mắc phải sai lầm rất lớn. Họ đang sử dụng thuật ngữ Kinh Thánh về "tái sanh" trong cách mà Chúa Jêsus lẫn các trước giả của Kinh Thánh không hề biết.

Đây là cách các nhà nghiên cứu định nghĩa từ "tái sanh" họ định nghĩa rằng :

"Cơ Đốc nhân tái sanh" được định nghĩa một cách tổng quát là những người nói rằng họ đã "tiếp nhận Chúa Cứu Thế Jêsus Christ, sự hiện diện của Ngài chi phối đời sống họ cho đến ngày hôm nay" và là những người luôn bày tỏ niềm tin của họ rằng: khi qua đời họ sẽ được vào thiên đàng, bởi vì họ đã tuyên xưng tội lỗi của họ và tiếp nhận Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của cuộc đời mình. Đáp ứng lại không đòi hỏi họ phải bày tỏ bản thân là những người được "tái sanh". Được xếp vào những người được "tái sanh" không tùy thuộc vào hội thánh, hệ phái, đoàn thể hay bất kỳ yếu tố nào.

Nói cách khác, trong phần nghiên cứu về "sự tái sanh" cho thấy họ là những người hay nói. Họ nói rằng: "Tôi tiếp nhận Chúa Jêsus Christ rồi. Điều nầy rất quan trọng với tôi". Họ nói rằng: "Tôi tin rằng tôi sẽ được vào thiên đàng khi tôi qua đời. Tôi đã tuyên xưng tội lỗi của mình và tiếp nhận Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của cuộc đời mình". Thế là nhóm Barna nầy liền liệt kê họ vào chỉ vì những lời nói, rồi gán cho họ là những người thực sự được tái sanh quan trọng đến vô cùng, rồi phạm thượng trước thực trạng quý giá của Lời Kinh Thánh khi nói rằng những con người được tái sanh không có sự đắc thắng tội lỗi, họ không khác gì những người chưa được tái sanh.

Tân Ước Luôn Có Xu Hướng Đi Ngược Lại

Tôi không nói rằng các nghiên cứu của họ là sai. Những nghiên cứu của họ đúng đến kinh khiếp. Tôi không nói rằng hội thánh không phải hầu hết đều giống thế gian như họ đã nói. Tôi đang nói rằng các trước giả của Tân Ước lại suy nghĩ theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại về phạm trù tái sanh. Thay vì đi từ việc tuyên xưng đức tin đến cái mác là "tái sanh", rồi đến việc gọi những con người trần tục nầy là những người được tái sanh, sau đó kết luân rằng sự sanh lại không thay đổi được con người, Tân Ước luôn có chiều hướng ngược lại. Tân Ước có chiều hướng rất chắc chắc rằng sự sanh lại thay đổi con người cách hoàn toàn, rồi hướng đến việc quan sát những người tự xưng mình là Cơ Đốc nhân là những con người (như nhóm Barna nói) không có sự biến đổi nào cả, rồi kết luận rằng họ không phải là những Cơ Đốc nhân được tái sanh. Tân Ước, không giống như nhóm Barna nầy, họ không định nghĩa Cơ Đốc nhân được tái sanh với những người chưa được tái sanh của thế gian, là những người đang tự xưng mình là Cơ Đốc nhân.

Ví dụ, một trong những tiêu điểm chính trong I Giăng đó là nhắm đến cùng lẽ thật nầy:

  • 1 Giăng 2:29: "Ví bằng các con biết Ngài là công bình, thì hãy biết rằng người nào làm theo sự công bình, ấy là kẻ bởi Ngài mà sanh ra".
  • 1 Giăng 3:9 "Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể nào phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời".
  • 1 Giăng 4:7 "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời".
  • 1 Giăng 5:4 "Vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta".
  • 1 Giăng 5:18 "Chúng ta biết rằng ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì hẳn chẳng phạm tội; nhưng ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì tự giữ lấy mình, ma quỷ chẳng làm hại người được".

Chúng ta sẽ quay trở lại với các câu Kinh Thánh như vầy trong vài tuần tới cùng với loạt bài học nầy. Có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời và tất nhiên chúng ta sẽ không tán thành chủ nghĩa cầu toàn mà nhắm đến những thất bại rất thực tế từ những Cơ Đốc nhân thực sự. Nhưng ngay bây giờ, ở đây, nhóm Barna có thực sự viết xuống và tuyên bố những lời nầy từ chính trong tâm trí của họ rằng hành vi đạo đức của những người được tái sanh chẳng khác gì thế gian không? Kinh Thánh chủ trương dè chừng trước những hạng người như vầy trong hội thánh. Đó là lý do đầu tiên tại sao 1 Giăng được viết ra. Nhưng thay vì để ý đến nhóm Barna, thì Kinh Thánh nói rằng các nghiên cứu không phải tìm kiếm những con người được tái sanh bị hòa lẫn hoàn toàn với thế gian; các nghiên cứu đang tìm thấy rằng hội thánh đang bị trà trộn bởi những con người chưa được tái sanh.

"Sự sanh lại"

Hôm nay, chúng ta bắt đầu loạt bài học với sự điệp nói về sự tái sanh. Kinh Thánh dạy gì về sự tái sanh? Một từ khác cũng được sử dụng để nói về sự tái sanh đó là "sự sanh lại". Chúng ta có thể sử dụng cả hai từ nầy nhiều lần. Quý vị có vui lòng thêm vào từ điển của mình một từ nữa không? Các em thiếu nhi có thể giúp đỡ cha mẹ của các em về vấn đề nầy không? Họ chắc chắn chưa bao giờ sử dụng từ "sanh lại" để nói chuyện với các em đâu. Vì thế, họ có thể không biết từ đó là như thế nào. Các em có thể nói cho cha mẹ biết khi về nhà, "Mẹ ơi, cha ơi, cha mẹ có biết 'sự sanh lại' có nghĩa là tái sanh không? Và cha mẹ có biết 'sự sanh lại' là cách chúng ta mô tả về ai đó được tái sanh không? Quý vị nói rằng: 'Người đó được sanh lại'. Nghĩa là anh ta được tái sanh sao? Nếu các em có thể huấn luyện cha mẹ trong vấn đề nầy, thì sẽ rất có lợi cho tôi đấy. Hầu cho chúng ta có thể sử dùng chung những từ nầy mà không bị gián đoạn.

1) Sự xúc phạm đối với phạm trù của "Sự Tái Sanh"

Sứ điệp ngày hôm nay sẽ giới thiệu tổng quát về định hướng của chúng ta và lý do tại sao. Quý vị có thể nhìn thấy rằng một trong những lý do tôi muốn tập trung vào vấn đề nầy. Phạm trù "Sự tái sanh" bị xúc phạm khi được dùng như cách mà nhóm Barna đang sử dụng. Và tất nhiên, cách dùng sai trật như thế đối với thuật ngữ của Kinh Thánh không chỉ là một loại duy nhất. Cách dùng trong thời đại của chúng ta chỉ đơn giản có ý nghĩa là một ai đó hay một vật nào đó có được một hợp đồng cho thuê về sự sống mới nào đó. Vì thế internet cho rằng đó là hệ thống Cisco, một công ty truyền thông, đã được tái sanh, và Phong Trào Ngày Trái Đất đã được tái sanh, xưởng đóng tàu Davie tại Montreal đã được tái sanh, nhà hát West End ở Boston đã được tái sanh, thực phẩm Kosher cho người Do Thái Chính Thống đã được tái sanh, và còn nhiều nữa. Vì vậy không có gì ngạc nhiên với việc chúng ta cần phải rất cẩn thận khi đọc thấy rằng có 45% số người Mỹ nói rằng họ là những con chiên ngoan đạo đã được "tái sanh".

Phạm trù "sự tái sanh" là rất quan trọng và đặc trưng trong Kinh Thánh. Vì thế tôi hy vọng là sẽ đảm bảo được rằng chúng ta biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời khi Kinh Thánh sử dụng thuật ngữ nầy. Sự tái sanh có nghĩa là gì?

2) Tôi muốn biết chuyện gì đã xảy ra với quý vị

Một lý do khác khiến tôi rất nóng nảy muốn đề cập về sự tái sanh đó là để giúp đỡ quý vị biết rõ chuyện gì đã xảy ra với quý vị khi quý vị đã được tái sanh. Nó là điều thú vị hơn những gì quý vị đang nghĩ về nó. Nó còn thú vị hơn cả những gì tôi đang nghĩ về nó nữa. Nó còn tuyệt vời trổi hơn mọi sự thông biết của con người. Nhưng sự mầu nhiệm nầy về sự tái sanh không phải vì cớ có quá ít chỗ đề cập đến nó trong Kinh Thánh. Có rất nhiều chỗ đề cập sự tái sanh trong Kinh Thánh. Nhưng sự mầu nhiệm đó là vì khi tất cả đã được biết rồi lại còn nhiều điều nữa vẫn chưa được biết về nó. Vì thế tôi hy vọng rằng quý vị sẽ biết nhiều hơn và rõ hơn chuyện gì đã xảy ra khi quý vị được tái sanh.

3) Tôi muốn giúp người khác được tái sanh

Một lý do khác dẫn đến loạt bài học nầy đó là còn rất nhiều người mà tôi muốn giúp họ được tái sanh. Tôi muốn chỉ cho họ thấy điều gì cần phải xảy ra với họ. Và tôi, cùng với những lời cầu nguyện của quý vị, rất muốn trở thành một phương tiện cho nhiều người được tái sanh trong những tuần sắp tới đây. Sự tái sanh, chúng ta sẽ thấy, đó không phải là việc của con người. Quý vị không thể tạo ra sự tái sanh được, và tôi không cũng không thể tạo ra nó. Chính Đức Chúa Trời làm điều đó. Sự tái sanh xảy ra với chúng ta nhưng không phải bởi chúng ta.

Sự tái sanh xảy ra xuyên suốt Phúc Âm

Nhưng sự tái sanh luôn xảy ra qua Lời của Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe 1 Phi-e-rơ 1:23 và câu 25 như sau: "Anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hay hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời...Và lời đó là đạo Tin-lành đã giảng ra cho anh em". Vì thế, dầu Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra con cái của Ngài, hạt giống mà Ngài đã dùng đó là Lời của Đức Chúa Trời, là Tin-lành mà chúng ta đang rao giảng. Vậy, hãy cầu nguyện cùng với tôi hầu cho một trong những điều ảnh hưởng lớn nhất qua loạt bài nầy sẽ là phép lạ đến từ Lời của Ngài. Hãy mời bạn bè và gia đình là những người cần được nghe về tầm quan trọng của sự tái sanh. Tôi sẽ cố gắng giải thích một cách rõ ràng và chỉ rõ điều nầy từ Kinh Thánh hầu cho mọi người có thể nhìn thấy nó cho cá nhân mình.

Và tại sao tôi muốn quý vị biết chuyện gì đã xảy ra với quý vị khi được tái sanh cũng như với những người khác có thể biết rõ rằng điều gì cần phải xảy ra với họ, đó là vì ba lý do sau đây. 1) Khi quý vị thực sự được tái sanh và lớn lên trong ân điển và hiểu rõ những điều Đức Chúa Trời đã làm cho quý vị, thì sự thông công của quý vị với Đức Chúa Trời sẽ trở nên ngọt ngào hơn, sự đảm bảo rằng Ngài là Cha của quý vị sẽ được chắc chắn hơn. Tôi muốn quý vị có được những điều nầy. 2) Nếu Đức Chúa Trời vui lòng đem đến sự thức tỉnh như vầy cho hội thánh của Ngài, thì thế gian sẽ biết được tình yêu, sự hy sinh, sự vững lòng thực sự từ phía hội thánh và sẽ không còn những Cơ Đốc nhân giả tạo sống giống như thế gian kia nữa. 3) Nếu quý vị biết chuyện gì đã xảy ra với quý vị khi được tái sanh, quý vị sẽ kính trọng Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh của Ngài cũng như Con một của Ngài và Lời của Ngài nhiều hơn như chưa từng có trước đó. Và chính Ngài sẽ được vinh hiển. Vậy, đây là những lý do tại sao chúng ta cần tập trung vào sự tái sanh.

Những Câu Hỏi Quan Trọng Về Sự Tái Sanh

Có vài câu hỏi quan trọng chúng ta sẽ đưa ra cùng với nhau. Thứ nhất là: Sự tái sanh là gì? Điều gì đang diễn ra? Nó như thế nào? Thay đổi gì? Có điều gì xảy ra khác với trước kia?

Những câu hỏi khác như: điều nầy có liên hệ gì với những điều Kinh Thánh nói về Đức Chúa Trời sẽ hành động để đem chúng ta đến gần với Ngài và cứu rỗi chúng ta? Ví dụ, sự tái sanh có liên hệ gì với

  • lời kêu gọi đầy kết quả của Đức Chúa Trời ("Những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình" Rô-ma 8:30),
  • Tạo vật mới ("Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới;" 2 Cô-rinh-tô 5:17),
  • Đức Chúa Trời đem chúng ta đến với Đấng Christ ("Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta," Giăng 6:44),
  • Đức Chúa Trời ban mọi người đến với Con một của Ngài ("Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta," Giăng 6:37)
  • Đức Chúa Trời mở tấm lòng của chúng ta ("Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phao-lô nói" Công-vụ 16:14),
  • Đức Chúa Trời soi sáng tấm lòng của chúng ta ("Vì Đức Chúa Trời, - là Đấng có phán: Sự sáng phải soi từ trong sự tối tăm! - đã làm cho sự sáng Ngài chói lòa trong lòng chúng tôi, đặng sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Jêsus Christ" 2 Cô-rinh-tô 4:6),
  • Đức Chúa Trời cất tấm lòng bằng đá khỏi chúng ta và ban cho chúng ta tấm lòng bằng thịt ("Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt" Ê-xê-chi-ên 36:26),
  • Đức Chúa Trời khiến chúng ta được sống ("nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì [Ngài] làm cho chúng ta sống với Đấng Christ" Ê-phê-sô 2:5),
  • Đức Chúa Trời tiếp nhận chúng ta làm con nuôi trong gia đình của Ngài ("Thật anh em...đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha!" Rô-ma 8:15).

Làm thế nào sự tái sanh mà Đức Chúa Trời hành động trên chúng ta lại liên hệ tới những điều được nói trước rằng sẽ xảy ra một cách kỳ diệu với chúng ta khi Đức Chúa Trời cứu rỗi chúng ta được?

Một câu hỏi khác mà chúng ta cần phải đưa ra đó là: Tại sao cần phải có sự tái sanh? Chúa Jêsus phán cùng Ni-cô-đem trong Giăng 3:7 rằng: "Các ngươi phải sanh lại". Ngài không "gợi ý điều nầy" hay phán rằng: "Cuộc đời của chúng ta sẽ tốt hơn nếu kinh nghiệm được điều nầy". Tại sao "nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời" (Giăng 3:3)? Đây là một trong những lý do rất quan trọng cần phải được làm rõ. Nếu chúng ta không nhận biết rằng chúng ta cần phải được tái sanh, và tại sao chúng ta phải tái sanh, thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ biết được tình trạng thực sự của chúng ta đang như thế nào nếu không có sự cứu rỗi. Hầu hết mọi người đều không biết tình trạng sai trật của họ. Cách duy nhất để giúp họ chẩn đoán một cách đúng đắn, đầy hy vọng nhưng đôi khi cũng có sự thất vọng đó là chỉ cho họ thấy phương thuốc của Đức Chúa Trời đã cung ứng cho chúng ta, tên là sự tái sanh. Nếu quý vị bị đau mắt cá chân và sau khi đi khám bác sĩ, ông ta nói rằng: "Tôi có một tin buồn là chúng tôi cần phải cắt bỏ phần dưới đầu gối của quý vị", phương thuốc đại loại như thế sẽ cho quý vị biết rõ tình trạng nghiêm trọng của chỗ đau đó hơn là nói ra những lời hoa mĩ nào đó. Vì thế, phương thuốc mà chúng ta cần đó là "các ngươi phải sanh lại".

Một câu hỏi khác mà chúng ta cần phải giải quyết đó là làm thế nào để có được sự tái sanh. Nếu đó là công tác của Đức Chúa Trời, thực sự đó là công tác của Ngài, thì làm thế nào tôi có thể kinh nghiệm được điều nầy? Tôi cần phải làm gì để điều nầy xảy ra không?

Và một câu hỏi cuối cùng mà chúng ta cần phải đưa ra giải quyết đó là: Sự tái sanh có ảnh hưởng gì? Thay đổi gì? Một người được tái sanh sẽ như thế nào?

Hàng triệu người đang nhóm lại trong Hội thánh chưa được tái sanh

Điều nầy luôn kéo chúng ta quay trở lại với điểm khởi đầu, đó là những Cơ Đốc nhân được "tái sanh" có một đời sống như thế gian và phạm tội không khác gì những người chưa được tái sanh. Tôi không nghĩ vậy. 1 Giăng 5:4 chép rằng: "vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta". Nhưng điều tôi nhìn thấy không phải là những tin đồn lạc quan nào đó về hội thánh. Tôi cho rằng có đến hàng triệu tín hữu trong hội thánh là những người chưa được tái sanh.

Hỡi quý vị là những người đã được tái sanh, có Thánh Linh trong lòng quý vị, quý vị yêu mến Đức Chúa Trời và quan tâm đến những linh hồn đang hư mất, hãy cùng cầu nguyện với tôi để sức ảnh hưởng của sứ điệp nầy sẽ đánh thức đời sống thuộc linh đang chết dần - của những người chưa bao giờ bước vào hội thánh và những người đang nhóm tại hội thánh từ trước đến giờ, được không?